Toàn bộ thông tin quy hoạch Thành phố Mới Bình Dương

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Quy hoạch Thành phố Mới Bình Dương đến nay vẫn là sự quan tâm lớn của nhiều người, sức hút từ dự án tỷ đô dường như chưa hề hạ nhiệt.

Thành phố mới Bình Dương có thể xem là một điểm nhấn ấn tượng trên bản đồ quy hoạch chung xây dựng Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Chính thức triển khai từ năm 2009, Thành phố Mới Bình Dương đã có quá trình dài để hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, dường như những gì ghi nhận tại thành phố tỷ đô chưa thực sự thỏa mãn sự kỳ vọng của số đông người quan tâm.

Toàn cảnh thành phố Mới Bình Dương

Sau một thời gian khá yên ắng, Thành phố Mới đã chính thức có những tín hiệu khởi sắc trên đường đua nhà đất vào năm 2019. Lúc này, sự tái quan tâm bắt đầu được thiết lập, lượt tìm kiếm thông tin liên quan đến Thành phố Mới dần sôi động hơn. Trong đó, quy hoạch Thành phố Mới Bình Dương là vấn đề được ưu tiên tìm hiểu hơn cả. Bởi lẽ, đây chính là cơ sở để một lần nữa, giới đầu tư đặt niềm tin vào dự án này. Nếu như quy hoạch Dĩ An, Thủ Dầu Một hay Thuận An thể hiện sức bật, tiềm năng lớn thì quy hoạch tại Thành phố Mới có thực sự tạo ra bước đệm?

Mục tiêu, vị trí và quy mô Thành phố Mới Bình Dương

Thành phố Mới Bình Dương được xây dựng với mục đích trở thành trung tâm hành chính mới của tỉnh, thay thế cho Thành phố Thủ Dầu Một và nhận được sự hậu thuẫn đắc lực từ chủ đầu tư Becamex IDC. Theo đó, có 3 mục tiêu chính mà thành phố này hướng đến:

  • Phát triển theo các tiêu chuẩn đô thị hiện đại, thân thiện với môi trường với mục tiêu:
  • Cung cấp những dịch vụ tốt nhất.
  • Mô hình phát triển dựa trên các ý tưởng thiết kế mới và công nghệ mới nhằm thu hút các loại hình dịch vụ công nghệ cao.

Thành phố Mới Bình Dương nằm trong khu liên hợp Công nghiệp — Dịch vụ — Đô thị tỉnh Bình Dương, có quy mô 1000ha, chỉ cách Thành phố Thủ Dầu Một 8km.

Không gian thành phố trải rộng trên địa phận phường Hòa Phú, Phường Định Hòa của thành phố Thủ Dầu Một, các xã Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, phường Tân Hiệp (thị xã Tân Uyên) và phường Hòa Lợi (thị xã Bến Cát).

Thành phố Mới có hạ tầng phát triển

Nhờ lợi thế về vị trí này, Thành phố Mới Bình Dương mang đến khả năng kết nối ấn tượng thông qua nhiều tuyến đường trọng điểm, điển hình như:

  • Quốc lộ 13: kết nối các trung tâm đô thị phía bắc với trung tâm công nghiệp, đô thị phía nam, hướng về trung tâm thành phố Mới Bình Dương
  • Tuyến đường ĐT741, Mỹ Phước — Tân Vạn kết nối với đường Vành đai 3 — Tp. Hồ Chí Minh
  • Đường ĐT746, ĐT744, kết nối trung tâm Thành phố Mới với huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Tân Uyên
  • Cầu Thủ Biên, đường 7A, cầu Thới An
  • Tuyến đường tạo lực số 1 (đường Võ Văn Kiệt, nối liền khu liên hợp với đường ĐT743) và tuyến tạo lực số 6 (nối liền khu liên hợp với quốc lộ 13) kết hợp với đường Phạm Ngọc Thạch và Mỹ Phước — Tân Vạn
  • Tuyến tạo lực số 2B, Tuyến tạo lực N14
  • Đường Vành đai 4: trục đông - tây của khu liên hợp, kết nối chuỗi đô thị Đồng Nai, Bình Dương, Tp. Hồ Chí Minh.

Quy hoạch Thành phố Mới Bình Dương

Vào tháng 6 năm 2009, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Thành phố Mới Bình Dương theo quyết định số 2273/QĐ-ủy ban nhân dân. Được biết, Tổng công ty Becamex IDC đã mời đơn vị tư vấn nước ngoài là Viện nghiên cứu thiết kế thuộc trường đại học quốc gia Singapore (NUS) để hoàn thiện bản quy hoạch này.

Theo quy hoạch, thành phố mới Bình Dương bao gồm 7 phân khu chính:

  • Khu trung tâm hành chính
  • Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao
  • Khu trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán
  • Khu văn phòng cho thuê, nhà hàng - khách sạn cao cấp
  • Khu trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học
  • Các khu phục vụ cộng đồng như quảng trường, công viên, hồ sinh thái, trung tâm văn hóa, nhà trẻ, bệnh viện
  • Các công trình hạ tầng kỹ thuật…

Quy hoạch thành phố Mới Bình Dương

Hiện tại, Trung tâm chính trị Hành chí tập trung tỉnh Bình Dương, Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế đã được đưa vào hoạt động. Đồng thời, nhiều dự án nhà ở, hạ tầng xã hội khác cũng đã được phê duyệt và cho phép triển khai:

  • Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương
  • Khu công nghệ kỹ thuật cao của Tập đoàn Mapletree (Singapore),
  • Trường Đại học Quốc tế Miền Đông,
  • Trường Quốc tế thuộc tập đoàn giáo dục Kinderworld,
  • Trung tâm thương mại tài chính, ngân hàng, khu dịch vụ ăn uống, hội nghị cao cấp, văn phòng làm việc, nhà ở (căn hộ, nhà phố, nhà riêng lẻ) phục vụ cho 125.000 người định cư và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.

Theo quy hoạch, Thành phố Mới Bình Dương dự kiến cung cấp không gian sống hiện đại, tiện nghi cho khoảng 125.000 người định cư và 400.000 người đến làm việc.

Những thông tin quy hoạch Thành phố Mới Bình Dương cho thấy, trong tầm nhìn dài hạn, sự quy mô và ấn tượng của thành phố này khó có dự án nào sánh kịp. Hiện nay, các dự án và hạng mục quy hoạch trong thành phố vẫn đang được tăng cường triển khai với mong muốn “vực” dậy sức sống cho Thành phố Mới một cách nhanh nhất.

Xem thêm: