Có nên mua đất nông trường giải thể không? (Lời khuyên)

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Có nên mua đất nông trường giải thể khi mà loại đất này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua?

Nông trường là một hình thức phổ biến tại nước ta vào những năm thập niên 1960. Tuy nhiên, từ sau thập niên 2000 thì các nông trường lần lượt bị giải thể. Các công nhân làm việc tại nông trường hiện đang sở hữu đất được cho là đã mua lại của nông trường. Sau khi nông trường giải thể, họ muốn bán đi mảnh đất này. Vậy đứng trên cương vị là người mua, có nên mua đất nông trường đã bị giải thể hay không?

Quy định của pháp luật về mua bán đất nông trường

Có nên mua đất nông trường giải thể không 1

Hiện pháp luật Việt Nam không có quy định nào cho phép hay cấm mua bán đất nông trường. Tuy nhiên Luật đất đai 2014 lại quy định rõ về các trường hợp được chuyển nhượng đất đai.

Cụ thể Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất như sau:

1/ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2/ Đất không có tranh chấp.

3/ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

4/ Trong thời hạn sử dụng đất.

Vậy đất nông trường có chuyển nhượng được không? Xét theo Điều 188 nói trên thì đất nông trường hoàn toàn có thể chuyển nhượng (tức mua bán) được nếu đáp ứng được các điều kiện kể trên.

Tuy nhiên, đất nông trường nếu là đất nhận khoán thì theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì: Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông - lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng thì sẽ không được cấp Giấy chứng nhận.

Khi không có Giấy chứng nhận thì hoạt động mua bán sẽ không có hiệu lực trước pháp luật.

Có nên mua đất nông trường giải thể không?

Có nên mua đất nông trường giải thể không 2

Mua đất thông thường vốn đã tiềm ẩn nhiều rủi ro, mua đất nông trường độ rủi ro lại càng cao hơn. Khi không chắc chắn mảnh đất mình mua có đầy đủ pháp lý, cụ thể là Giấy chứng nhận thì người mua nên tránh xa loại đất này. Nếu đất có Giấy chứng nhận thì cần phải xem người đứng tên là ai. Nên mua đất chính chủ để tránh rắc rối nếu tranh chấp về sau.

Có rất nhiều trường hợp công nhân mua đất nông trường nhưng không làm hợp đồng mua bán có công chứng. Mà thường chỉ là giấy mua bán viết tay nên không được công nhận về pháp lý. Khi nông trường giải thể, nhiều công nhân vội vàng bán tháo những mảnh đất này. Nhưng khi được hỏi về giấy tờ pháp lý thì đa số đều đưa giấy viết tay cộng với biên lai chứng minh nghĩa vụ đóng thuế.

Không phải 100% đất nông trường đều tiềm ẩn rủi ro, nhưng thực tế cho thấy rất ít trường hợp chủ sở hữu đất nông trường có được giấy tờ pháp lý đầy đủ. Đứng trên phương diện người mua thì họ có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua đất, tốt hơn hết là không nên tự mua rắc rối cho mình. Ngoài đất nông trường giải thể, người mua có thể mua đất dự án, đất nhà dân, đất ngân hàng thanh lý… sẽ đảm bảo an toàn về mặt pháp lý hơn.

Xem thêm: