Mẫu chuồng cọp ban công đẹp, an toàn (Mới nhất)

Đánh giá bài viết:   (147 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (147 lượt) icon icon

Các mẫu chuồng cọp ban công đẹp phù hợp với những công trình nhà ở cao tầng, cần che chắn để đảm bảo an toàn.

Ngày nay, các mẫu nhà cao tầng dần trở nên phổ biến hơn bởi tính sang trọng, hiện đại và phù hợp với diện tích đất, nhất là đất tại đô thị không quá lớn. Xây nhà cao tầng mang tới không gian sinh hoạt thoải mái, riêng tư nhưng cũng dễ phát sinh nhiều vấn đề vì phần lớn đều xây thêm ban công cho thông thoáng.

Nếu như phần ban công được gia chủ xem như là nơi tạo thêm không gian nghỉ ngơi, trang trí cho ngôi nhà với các mẫu ban công đẹp, mẫu ban công nhà phố đẹp, mẫu ban công đẹp cho nhà ống,... thì họ cũng rất quan tâm đến việc làm sao bảo đảm an toàn. Hiện nay, bên cạnh lựa chọn những mẫu lan can thì chuồng cọp ban công cũng là gợi ý thay thế/kết hợp khá hoàn hảo.

Chuồng cọp ban công

Vậy chuồng cọp ban công là gì? Có đặc điểm thiết kế và ứng dụng ra sao? Lựa chọn những mẫu mã như thế nào để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngôi nhà? Tham khảo ngay thông tin trong bài viết này.

Chuồng cọp là gì?

Chuồng cọp là từ chỉ những chiếc lồng, chiếc khung làm bằng sắt, hình dáng giống như chiếc chuồng cọp, được gắn ngoài trời, xung quanh các căn hộ, ban công trên nhà cao tầng để che chắn hoặc làm tăng diện tích sinh hoạt.

Khái niệm chuồng cọp vốn hình thành và xuất hiện phổ biến tại phía Bắc từ những năm 1960, khi lượng người từ nông thôn và số lượng cán bộ công nhân viên chức về sinh sống và làm việc ở Hà Nội, các thành phố ở miền Bắc Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Trong khi đó, diện tích tại các căn hộ tập thể lại không quá rộng, người dân nghĩ ra việc tăng diện tích bằng cách gắn ra phía ngoài ban công những cái lồng bằng sắt có mái che và sử dụng, sinh hoạt bên trong đó.

Thi công chuồng cọp ban công

Với quy mô đơn giản, chuồng cọp được gắn để lấy chỗ phơi quần áo cho hoặc để trồng thêm vài chậu cây cảnh trên lan can cho khỏi bị rơi thì việc gia công lắp ráp lồng sắt bao quanh ban công không cầu kỳ. Tuy nhiên, cũng có người tận dụng để “cơi nới” thêm diện tích nhà, phần sàn của chuồng cọp có thể sử dụng như một phòng riêng biệt. Chuồng cọp càng vươn xa thì càng cần phải tác động sâu vào phần tường, vách của ngôi nhà.

  • Để làm một chuồng cọp phù hợp với diện tích căn nhà, người ta căn cứ vào cấu trúc cụ thể của tòa nhà và của căn phòng, từ đó lên ý tưởng cho một chuồng cọp hợp lý phù hợp với mục đích của người sử dụng.
  • Đục lỗ chân tường đối diện ban công, đục những lỗ trên sàn bê tông cho hở sắt cốt pha, phá bỏ lan can ban công, sau đó cắm sâu các dầm sắt vào lỗ đã đục ở chân tường đối diện ban công.
  • Độ dài các thanh sắt chuồng cọp thông thường từ 1,8m tới 3m. Số lượng các thanh sắt tùy thuộc vào độ lớn của thanh sắt, thanh sắt to thì số lượng dầm ít và ngược lại.
  • Khi thi công người ra sẽ đấu thanh sắt với sợi dây cáp kéo căng vào sắt trên cao đã được hàn chắc vào cốt sắt của cột bê tông tòa nhà để tăng khả năng chịu tải trọng của chuồng cọp, cũng có người dùng thanh sắt hàn cứng thay cho dây cáp. Phía trên sẽ lợp mái tôn để che mưa che nắng.

Đặc điểm của chuồng cọp ban công

Ưu điểm:

  • Chuồng cọp tăng tính an toàn cho ngôi nhà, nâng cao khả năng chống trộm hiệu quả
  • Tạo không gian khép kín, phần nào tránh được ảnh hưởng trực tiếp của mưa gió và dị vật bên ngoài bay vào
  • Tận dụng làm giàn phơi, giàn trồng hoa hoặc loại cây thân leo, vật dụng trang trí cho ban công.
  • An toàn cho trẻ nhỏ với không gian khép kín nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng

Nhược điểm:

  • Mất mỹ quan, tính thẩm mỹ không cao bằng lan can
  • Ảnh hưởng đến công tác phòng cháy chữa cháy.
  • Để làm chuồng cọp (loại lớn) người ta phải đục tường, vách, hàn vào cốt thép của bê tông tòa nhà làm hỏng cấu trúc, giảm tuổi thọ công trình.

Cách lựa chọn và những mẫu chuồng cọp ban công đẹp

Ngày nay, gia chủ chọn chuồng cọp đa phần là mục đích gia tăng sự kiên cố, an toàn cho nhà ở. Vì vậy, những mẫu chuồng cọp được sử dụng không chỉ có chất lượng tốt mà quá trình thi công phải đảm bảo không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, kết cấu công trình.

Chuồng cọp ban công hay lồng sắt ban công được xếp vào hạng mục cơ khí, sắt thép inox. Do đó, chi phí làm chuồng cọp ban công cũng thường được phân loại chủ yếu theo chất liệu. Có 3 chất liệu chính hiện nay dùng để làm chuồng cọp ban công là sắt thép, inox và lưới dây an toàn. Về sắt thép và inox thì không quá xa lạ, riêng loại lưới dây mới xuất hiện gồm 2 loại chính là dây cáp inox bọc nhựa hoặc cáp lõi thép bọc nhựa.

Tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu, gia chủ có thể lựa chọn loại chất liệu phù hợp với mình.

Riêng với hình dáng, thiết kế, chuồng cọp ban công hiện nay đã được cải tiến rất nhiều với các mẫu mã, kích thước đa dạng hơn, có tính thẩm mỹ cao hơn. Cũng tương tự như lựa chọn lan can, chuồng cọp cũng cần có màu sắc, kiểu dáng phù hợp với kết cấu, thiết kế của ngôi nhà.

Một vài mẫu chuồng cọp ban công đẹp:

mẫu chuồng cọp ban công đẹp-1

mẫu chuồng cọp ban công đẹp-2

mẫu chuồng cọp ban công đẹp-3

mẫu chuồng cọp b4an công đẹp-
Nguồn: thegioisat.com

mẫu chuồng cọp ban công đẹp-5

Việc thi công chuồng cọp ban công hiện nay đã rất phổ biến ở những vùng đô thị, nhà cao tầng hoặc khu vực không đảm bảo về an ninh. Đây là giải pháp khá hiệu quả cho việc đảm bảo sự an toàn của không gian sinh hoạt trong gia đình. Đừng bỏ qua những mẫu chuồng cọp ban công đẹp để căn nhà dù kiên cố hơn nhưng vẫn giữ được tính thẩm mỹ.

Xem thêm:

Nguồn: Tập Đoàn Trần Anh Group