Đất ngân hàng thanh lý & 5 điều cần biết trước khi mua

Đánh giá bài viết:   (2 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (2 lượt) icon icon

Đất ngân hàng thanh lý luôn có sự hấp dẫn đối với tất cả mọi người vì lý do giá rẻ. Nhưng cũng vì giá rẻ mà phía sau đó tồn tại nhiều rủi ro người mua không thể nào lường trước được. Hiểu được bản chất của đất thanh lý ngân hàng sẽ giúp người mua biết được:

Có nên mua đất ngân hàng thanh lý không?

Cần lưu ý gì khi mua đất ngân hàng thanh lý?

Đất ngân hàng thanh lý 1

Đất ngân hàng thanh lý là gì?

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều cho người vay tiền thế chấp tài sản để vay vốn. Tài sản thường được thế chấp chính là nhà hoặc đất. Đến thời hạn thanh toán nhưng người vay không đủ khả năng để trả tiền ngân hàng thì lúc này ngân hàng sẽ tịch thu tài sản để thu hồi cả vốn lẫn lãi.

Từ đó, khái niệm đất ngân hàng thanh lý ra đời. Đất thanh lý ngân hàng được hiểu là đất do ngân hàng tịch thu của người vay vốn khi họ không có khả năng chi trả. Việc gắn thêm chữ “thanh lý” giúp người nghe ngầm hiểu rằng: Đây là tài sản được bán với giá rẻ hơn thị trường, người bán chỉ muốn thu về vốn hoặc dưới vốn chứ không màng đến lợi nhuận.

Đất ngân hàng thanh lý 2

Ai là người bán đất ngân hàng thanh lý?

Tại sao người mua cần quan tâm đến vấn đề này? Là bởi vì thực tế hiện nay cho thấy, đất ngân hàng thanh lý được rao bán một cách rầm rộ dưới mọi hình thức như: phát tờ rơi, dán tường, cột điện hoặc thông qua môi giới… 90% của trường hợp này là “treo đầu dê bán thịt chó”. Người mua phải biết những đối tượng chính bán đất ngân hàng để tránh bị những người làm ăn không đàng hoàng “lừa dối”.

  • Chủ sở hữu đất, người vay vốn tại ngân hàng: Trước khi ngân hàng tịch thu đất, ngân hàng sẽ để chủ sở hữu đất - là người vay vốn ngân hàng và thế chấp đất rao bán. Mục đích của ngân hàng là số tiền gốc và lãi được trả về đầy đủ chứ không phải là mảnh đất được cầm cố. Vì vậy, sẽ có sự trao đổi, thỏa thuận với người vay tiền về việc họ chính là người rao bán mảnh đất đó, cầm lấy tiền và đem trả ngân hàng.

Đất ngân hàng thanh lý 3

  • Ngân hàng rao bán thanh lý đất: Nếu người vay vốn thế chấp tài sản không đồng ý hoặc không có khả năng rao bán thì lúc này ngân hàng cùng với sự can thiệp của pháp luật sẽ chính thức rao bán tài sản này. Thông thường, khi có một mảnh đất được ngân hàng thanh lý thì sẽ được cập nhật thông tin trên website chính thức của ngân hàng, đồng thời công bố trên các phương tiện truyền thông chính thống. Sẽ không có chuyện sử dụng hình thức phát tờ rơi, dán cột điện hay nhờ đến cò đất.

Đất ngân hàng thanh lý tại sao hấp dẫn?

Không chỉ đất thanh lý mà bất cứ sản phẩm gì khi được “khoác” lên mình 2 chữ “thanh lý” cũng được chú ý hơn so với những sản phẩm khác. Tại Việt Nam, thanh lý đánh trúng tâm lý ham rẻ của đại đa số người Việt, vì vậy mà các sản phẩm thanh lý luôn “hót hòn họt” trong mắt mọi người.

  • Giá rẻ: Ngân hàng không phải là công ty hoạt động về bất động sản, vì vậy những mảnh đất họ bán ra không nhằm mục đích kiếm lời. Thanh lý đất là sự lựa chọn cuối cùng của ngân hàng nhằm thu hồi vốn và lãi đã cho vay. Trước khi cho vay vốn, ngân hàng đã tiến hành định giá nhà đất, thường thì đất do ngân hàng định giá sẽ vào khoảng 70 - 80% so với giá đất của thị trường. Vì vậy, khi ngân hàng thanh lý đất để thu hồi vốn thì giá bán cũng rẻ hơn giá của thị trường từ 20 - 30%.

Đất ngân hàng thanh lý 4

  • Uy tín: Ngân hàng là các tổ chức có thương hiệu và có sự uy tín nhất định đối với mọi người. Những ngân hàng nào càng lớn thì độ uy tín càng được đánh giá cao, như Vietcombank, Sacombank, BIDV, Agribank, Vietinbank… Thông tin đất thanh lý vốn đã khó cưỡng, nay lại được bán bởi ngân hàng thì độ hấp dẫn càng tăng lên bội phần. Ai lại không muốn “kiếm lời” từ một phi vụ được đánh giá “ngon lành” đến vậy?

> Xem thêm: Ngân hàng Vietcombank, ACB thanh lý đất có nên mua?

Đất ngân hàng thanh lý tiềm ẩn những rủi ro gì?

Trong cuộc sống, điều gì càng dễ dàng, càng “ngon ăn” thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro mà người bước vào có thể biết hoặc không biết. Khi biết mà vẫn bước vào là vì sự hấp dẫn của nó lấn át cả những rủi ro và hơn nữa, có không ít người chấp nhận “liều” để có được hy vọng đổi đời từ những “phi vụ” làm ăn này.

Dưới đây là những rủi ro khi mua đất thanh lý ngân hàng người mua cần phải biết:

Trước khi mua:

Đất ngân hàng thanh lý luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người, kể cả người dân mua thực và cả nhà đầu tư mua nhằm kiếm lời. Lợi dụng điều này, nhiều người đã “gắn mác” đất ngân hàng thanh lý để bán đất của chính mình hoặc đất dự án công ty mình. Những người này thường là môi giới hoặc cò đất.

Tên gọi khác của hình thức thức này là “treo đầu dê, bán thịt chó”. Bằng cách nào đó họ sẽ có thông tin của người đang có nhu cầu mua, sau đó liên hệ để chào bán. Hoặc trong nhiều trường hợp người mua đọc được thông tin ở tờ rơi, mạng xã hội và tự động liên hệ với số điện thoại để lại. Bên bán sẽ tự nhận mình là nhân viên của ngân hàng, đứng ra thay ngân hàng thanh lý đất. Khi người mua yêu cầu đi xem đất, họ sẽ đưa đến một nơi hoàn toàn khác với những gì đã quảng cáo. Khi người mua thắc mắc thì bằng nghiệp vụ của mình, họ sẽ giải thích, thuyết phục và “cuốn” người mua nghe theo lời họ nói. Nhiều người biết mình bị lừa thì tức giận và bỏ về. Nhưng có không ít người biết bị lừa nhưng “cú lừa” này quá “ngọt” để họ dễ dàng bỏ tiền túi ra mua một mảnh đất không liên quan gì đến đất ngân hàng thanh lý như lời giới thiệu ban đầu.

>>> Nếu là đất tiềm năng thật sự thì không lo không có người mua, trừ khi đó là đất phân lô tự phát, đất ở những nơi không thể phát triển… thì môi giới mới phải dùng đến cách này để dẫn dụ người mua. Ngoài ra, những môi giới “lừa đảo” người bán kiểu này thường là người của những công ty không uy tín. Bởi nếu uy tín thì không ai lừa khách hàng của mình bằng hình thức này cả.

Đất ngân hàng thanh lý 5

Sau khi mua:

Bỏ qua trường hợp người mua bị lừa đảo như nói trên thì ngay cả việc mua nhà đất ngân hàng thanh lý chính chủ thì vẫn tiềm ẩn các rủi ro sau đây:

  • Pháp lý của nhà đất: Khi ngân hàng tịch thu và thanh lý đất thì đất không còn thuộc chủ sở hữu hợp pháp của người vay vốn nữa. Điều này gây rắc rối cho người mua khi không xác định được đâu mới là chủ tài sản để mua bán. Thường thì mọi người sẽ ngầm hiểu rằng người vay vốn mới là chủ sở hữu tài sản.
  • Giao dịch phức tạp: Việc mua bán sẽ không tiến hành như thông thường là người bán - người mua mà sẽ có sự tham gia của 3 bên: người bán (người vay vốn ngân hàng) - ngân hàng - người mua. Để đảm bảo quyền lợi cho cả ba bên thì các giao dịch, thủ tục sẽ tiến hành phức tạp và tốn thời gian.
  • Kiện cáo, khiếu nại: Trong trường hợp chủ sở hữu đất cũ (người thế chấp tài sản để vay vốn) không đồng ý mua bán hoặc không hài lòng với mức giá ngân hàng bán thì thường xảy ra kiện tụng, khiếu nại. Điều này kéo dài thời gian mua bán và có thể phát sinh một khoản phí không hề nhỏ.

Đất ngân hàng thanh lý 6

Có nên mua đất ngân hàng thanh lý không?

Nên:

Đất càng ngày càng tăng giá, đó là lý do ai nấy cũng đều bị đất ngân hàng thanh lý với giá rẻ hấp dẫn. Thay vì bỏ ra 100% số tiền mới có mảnh đất đó thì nay chỉ cần 70 - 80 % số tiền là có thể sở hữu. Bất động sản là tài sản có giá trị lớn, 20 - 30% giá trị của bất động sản tương đương với vài chục cho đến vài trăm triệu đồng.

Vì vậy khi có cơ hội thì ai cũng muốn mua đất ngân hàng thanh lý giá rẻ cả. Chẳng ai có thể bỏ lỡ một cơ hội tốt như vậy, ngay cả người chưa có ý định mua đất. Dường như câu hỏi “có nên mua đất ngân hàng thanh lý không?” chỉ có một câu trả lời duy nhất là: Nên.

Không nên:

Tuy nhiên, vì đất thanh lý ngân hàng tồn tại nhiều rủi ro như nói trên nên nếu không đảm bảo, không chắc chắn người mua hãy chuyển hướng. Mặc dù giá đất hiện nay tăng cao và quỹ đất ở trung tâm đang dần khan hiếm, nói như vậy không có nghĩa là người mua, nhà đầu tư không có bất cứ cơ hội nào từ việc mua bất động sản. Ngược lại, có vô vàn các dự án bất động sản với giấy tờ pháp lý đầy đủ, được quy hoạch bài bản, được thực hiện bởi các chủ đầu tư uy tín, được chào bán một cách văn minh… Mặc dù giá bán không rẻ như đất ngân hàng thanh lý nhưng chắc chắn là an toàn hơn rất nhiều lần. Hơn nữa, đất dự án thường được đầu tư, quy hoạch bài bản nên được chủ đầu tư cam kết về khả năng sinh lời cao cũng như tính thanh khoản tốt.

Đất vùng ven hiện nay được đánh giá cao về tiềm năng phát triển, ví dụ như vùng ven Tp. HCM có Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước… Khi đất trung tâm đắt đỏ và khan hiếm thì nhà đầu tư có thể chuyển hướng đến thị trường đầy tiềm năng này.

Tóm lại:

Khi không chắc chắn rằng mình sẽ thuận lợi trong việc mua được đất ngân hàng thanh lý, mua được với giá rẻ, sẽ không có bất cứ rủi ro nào thì tốt nhất không nên tham gia vào thị trường này. Trừ khi là người có quen biết với nhân viên trong ngân hàng, nhận định đây thật sự là một “mối làm ăn” tốt thì hãy nghĩ đến chuyện mua.

Đất ngân hàng thanh lý 7

Mua đất ngân hàng thanh lý cần lưu ý những gì?

Nếu vẫn quyết định mua thì việc “bỏ túi” những kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng là thật sự cần thiết để một lần nữa đảm bảo an toàn cho chính mình khi giao dịch.

Thứ nhất, phải chắc chắn đó là đất ngân hàng thanh lý

Không phải đất nào gắn mác “đất thanh lý ngân hàng” thì cũng đó đều là sự thật. Khi xác định đó không phải là đất thanh lý ngân hàng mà thực chất chỉ là chiêu trò của người bán thì hãy tránh xa. Nếu là đất “ngon lành” và người bán uy tín thì chẳng ai dùng đến chiêu trò này cả. Đã là lừa đảo thì dù có dùng lời lẽ hay ho như thế nào tốt nhất cũng không nên quan tâm.

Những mỹ từ như thanh lý, giá rẻ… suy cho cùng cũng chỉ là chiêu trò quảng cáo nhằm lôi kéo người mua. Khi từ “giá rẻ” trở nên quá bình thường, không còn hấp dẫn được người mua thì người ta sẽ dùng đến từ “thanh lý” và mượn sự uy tín của ngân hàng để tạo sự an tâm. So với đất giá rẻ thì đất ngân hàng thanh lý có sức hấp dẫn lớn hơn đối với người mua, chính vì vậy mà hiện nay chúng ta thấy nó xuất hiện khá phổ biến ở khắp mọi nơi.

Thứ hai, số lượng đất thanh lý ngân hàng chắc chắn có hạn

Nếu như nhận được các tờ rơi hoặc đọc được các thông tin bán đất ngân hàng thanh lý rầm rộ trên mạng xã hội thì chắc chắn 100% đó không phải là đất ngân hàng thanh lý. Bởi vì số lượng đất ngân hàng thanh lý có hạn, nếu có bán thì cũng sẽ đăng tin trên website của ngân hàng hoặc các trang báo uy tín chứ không đăng ồ ạt, tràn lan đến mức đâu đâu cũng thấy.

Là “miếng bánh ngon” trong khi số lượng có hạn, có khi thông tin chưa được đăng bán chính thức đã có người hỏi mua. Nếu không quen biết người trong ngân hàng mà biết được thông tin này thì người mua cần phải đặt nghi vấn ngay. Cơ hội tốt như vậy sao lại dễ dàng đến với mình?

Đất ngân hàng thanh lý 8

Thứ ba, không phải nhà đất ngân hàng thanh lý nào cũng có giá trị

Có một sự thật không thể thay thế được đó là đất ngân hàng thanh lý thì luôn luôn có giá rẻ hơn so với đất trên thị trường. Nhưng điều ít ai quan tâm đến lại là giá trị của mảnh đất. Đất có phù hợp với mục đích sử dụng của mình? Đất có khả năng phát triển, tăng giá? Đất có tính thanh khoản tốt hay không? Khi chưa có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này thì tốt nhất phải cân nhắc kỹ càng trước khi mua.

Có không ít trường hợp đất thanh lý ngân hàng là ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, chưa có sự phát triển… Nếu là nhà đầu tư với hy vọng mua đất giá rẻ để kiếm lời thì có nên mua không? Liệu bao lâu đất mới tăng giá? Khi đất tăng giá thì có bù được số tiền mình đã vay mượn để mua đất không?

Tóm lại, nếu là nhà đầu tư thì phải quan tâm đến yếu tố lợi nhuận, thanh khoản, tăng giá. Còn nếu là người mua thực thì cần xem xét xem có phù hợp với nhu cầu và mong muốn sử dụng của mình không. Nếu không, hãy tìm đến những mảnh đất khác được đánh giá tốt hơn.

Thứ tư, sau tất cả thì giá đất là bao nhiêu?

Thủ tục mua bán đất thanh lý ngân hàng khá phức tạp, không chỉ gây tốn thời gian mà còn tốn cả tiền bạc của đôi bên. Trong trường hợp mua bán thuận lợi, không có tranh chấp, khiếu nại thì không sao. Nhưng trường hợp chủ sở hữu cũ (là người thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng) không đồng ý, không hài lòng thì việc mua bán sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Ngân hàng lúc này sẽ cần đến sự can thiệp của pháp luật, làm kéo dài thời gian và tốn thêm một khoản phí không nhỏ. Hoặc ngân hàng sẽ tổ chức đấu giá, thì chi phí này là do ngân hàng chịu. Khi bán đất, ngân hàng sẽ phải cộng thêm chi phí phát sinh này vào và vô tình đẩy giá đất thanh lý lên một mức cao. Rất có thể khi đến tay người mua thì đất đúng thực là đất thanh lý nhưng giá thì không còn rẻ nữa.

Thứ năm, phải chắc chắn thông tin pháp lý của tài sản

Sau khi đã chắc chắn 4 điều nói trên thì người mua cần phải đặc biệt lưu ý về điều số 5, đó là phải nắm chắc trong lòng bàn tay về thông tin pháp lý của tài sản. Bao gồm: Đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất chưa, có đang bị tranh chấp không, có thuộc diện quy hoạch hay không… Khi không có câu trả lời chính xác cho những vấn đề này thì tốt hơn hết hãy từ chối giao dịch.

Đất ngân hàng thanh lý 9

Tổng kết

Tiền nào của nấy”, đất giá rẻ thì đi kèm với nó luôn là những rủi ro không lường trước được. Bản chất của đất thanh lý ngân hàng là tốt, chính là cơ hội dành cho những ai nắm bắt được. Tuy nhiên qua thời gian đã bị “biến tướng” và lợi dụng để những kẻ làm ăn không uy tín lừa dối người mua.

Tùy vào từng trường hợp mà người mua quyết định có nên mua đất ngân hàng thanh lý hay không. Nếu thật sự là “mối ngon” thì tuyệt nhiên đừng bỏ lỡ cơ hội “có một không hai này”. Nhưng ngay cả chính mình còn mơ hồ trong việc khẳng định đó có phải là “miếng ngon” hay không thì tốt nhất không nên “dây” vào.

> Xem thêm: