Thị trường bất động sản công nghiệp 2020 hướng đầu tư tiềm năng?

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong nhiều năm qua đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng tăng trưởng tiếp tục. Thành tựu rõ nhất có thể thấy là Việt Nam trở thành một trong những trung tâm công nghiệp trọng điểm của châu Á. Nhưng đại dịch Covid - 19 đã và đang gây ra không ít khó khăn cho thị trường bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng. Vậy liệu rằng thị trường này có còn là “miếng mồi ngon” đáng để đầu tư trong năm 2020? Cùng theo dõi bài viết sau của chúng tôi nhé.

Thị trường bất động sản công nghiệp 2020 1

Bất động sản công nghiệp là gì?

Bất động sản công nghiệp là các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, nhà xưởng cho thuê, kho bãi và các dự án xây dựng khác phục vụ sản xuất công nghiệp.

Vài năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến được sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường này trên cả nước. Tuy nhiên, khả năng phát triển vẫn chưa thực sự đồng đều mà chỉ tập trung ở các tỉnh thành có tiềm năng lớn. Đặc biệt là “cuộc chiến” đương đầu trực tiếp với đại dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển tự nhiên của loại hình bất động sản này.

Điểm qua khó khăn cơ bản của thị trường BĐS công nghiệp

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) thì thị trường bất động sản nói chung đang chịu áp lực không nhỏ từ đại dịch và sự thay đổi thủ tục hành chính. Các doanh nghiệp đầu tư liên tục gặp khó khăn vì các công trình đang xây dựng phải gián đoạn thời gian dài, chuỗi cung ứng hàng hóa biến động dẫn đến làm ăn thua lỗ. Không ít doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đã giải thể, phá sản vì hậu quả để lại rất lớn. Tình hình thực tế cho thấy hoạt động giao dịch bất động sản giảm sút từ 60 - 70%. Thống kê có khoảng 50% sàn giao dịch buộc phải dừng hoạt động. Vì thiếu hụt nguồn cung, khách hàng không còn quan tâm nhiều. Còn nhà đầu tư không dám tiếp tục trò chơi mạo hiểm và thay vào đó là tập trung tất cả lực lượng để chống dịch, khắc phục hậu quả.

Thị trường bất động sản công nghiệp 2020 2

Về thị trường BĐS công nghiệp, dịch bệnh Covid - 19 gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động logistics, xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo tháng 1/2020 của Trading Economics thì chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của nước ta giảm 5.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Kể từ tháng 1/2017 thì hoạt động sản xuất không ngừng được đẩy mạnh và đang trên đà tăng trưởng. Nhưng dịch bệnh đã làm chững lại sự phát triển mạnh mẽ đó.

BĐS công nghiệp: nhiều cơ hội mới được mở ra

Mặc dù những khó khăn kể trên đã phần nào ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của nhiều người, nhưng so sánh giữa khó khăn và cơ hội thì lợi thế đang nghiêng về bên cơ hội. Bất động sản công nghiệp đang ngày càng hiện rõ sẽ trở thành xu hướng đầu tư bất động sản trong tương lai.

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên sôi nổi, nhộn nhịp khi nhu cầu thuê đất và nhà máy gia tăng đột biến. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ngày càng cao, là tín hiệu đáng mừng cho thấy bất động sản công nghiệp ngày càng khởi sắc.

1. Vốn đầu tư FDI từ Hồng Kông và Trung Quốc tăng mạnh

Theo báo cáo thống kê trong 11 tháng năm 2019 thì trong tổng số vốn đầu tư FDI 31.8 tỷ USD vào Việt Nam thì lĩnh vực sản xuất và chế biến chiếm đến 68%. Nhờ đội ngũ lao động trẻ, môi trường chính trị ổn định và tiềm năng phát triển rộng mở nên khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta sẽ không ngừng tăng lên.

2. Cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do mới (FTA)

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được ký kết tháng 1/2019 với hy vọng vào năm 2035, GDP của Việt Nam tăng trưởng thêm 1.32%. Những năm gần đây Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do với các nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới. Đây cho thấy nhiều tín hiệu khả quan cho sự phát triển chung của kinh tế nước nhà.

Thị trường bất động sản công nghiệp 2020 3

Không dừng lại ở đó, một hiệp định mang tính lịch sử khác cũng được ký kết vào tháng 6/2019 là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là EVFTA. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU. Theo đó, hàng loạt các khoản thuế quan được xóa bỏ nhằm thúc đẩy thương mại đôi bên.

Từ những hiệp định này, Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để giao lưu khoa học kỹ thuật với các nước phát triển, chuyển đổi từ xuất khẩu hàng hóa giá trị thấp sang giá trị cao hơn. Mặc dù có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế, song nhà đầu tư cũng gặp khó khăn giai đoạn đầu. Việc áp dụng dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại và nâng cao trình độ đội ngũ lao động khi bước vào giai đoạn ổn định sẽ tạo ra động lực tăng trưởng lớn. Tốc độ công nghiệp hóa sẽ được đẩy mạnh lên mức tối đa.

3. Tác động tích cực từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Căng thẳng Mỹ - Trung diễn ra suốt thời gian qua đã mở ra một cơ hội mới cho bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Sắp có một cuộc dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các địa điểm mới, trong đó Việt Nam là một trong những địa điểm lý tưởng mà các công ty nhắm đến, lựa chọn.

Báo cáo của UNCTAD’s cũng cho biết, trong nửa đầu 2019, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất tại Đông Nam Á.

Nếu đem so sánh giá cho thuê khu công nghiệp tại Việt Nam với Trung Quốc thì mức giá ở nước ta “mềm” hơn rất nhiều. Cụ thể ở Trung Quốc giá thuê đất khu công nghiệp hiện đang ở mức 180 USD/m2/chu kỳ, trong khi đó ở Việt Nam chỉ có giá từ 100 - 140 USD/m2.

Thông tin từ Savills Việt Nam cho biết, đã có nhiều tập đoàn đã và đang di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam như: Foxcom, Lenovo, Nintendo, Hanwha, Shuafu… Các tập đoàn này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực điện tử, may mặc, sản xuất phụ tùng…

Việc số lượng lớn các nhà máy dịch chuyển đến Việt Nam đồng nghĩa với việc các tập đoàn đó sẽ mang theo một lượng lớn các chuyên gia, kỹ sư, người lao động cùng đến đất nước Việt Nam. Nhờ đó, không chỉ bất động sản công nghiệp mà tất cả các phân khúc khác như nhà ở, văn phòng cho thuê… tại Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi.

Tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp trong tương lai

Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: "Sức hấp dẫn của bất động sản công nghiệp Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và tiếp tục được thúc đẩy bởi các yếu tố: chi phí lao động thấp, giá thuê đất hợp lý, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi..."

Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phát triển hơn nữa. Bằng chứng là các tiềm năng có sẵn, cộng với những tiềm năng mới ngày càng bộc lộ rõ nét hơn. Cụ thể:

1. Tỷ lệ lấp đầy cao

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế thì tính đến tháng 11/2019, cả nước ta có tổng cộng 335 khu công nghiệp được thành lập. Trong đó có 79 KCN đang xây dựng và 256 KCN đã đi vào hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt từ 75% trở lên. Mặc dù vậy thì nguồn cầu đất công nghiệp không ngừng tăng cao do tốc độ phát triển công nghiệp liên tục tăng trưởng mạnh. Bất động sản công nghiệp vẫn cho thấy sức hút của thị trường này không hề thua kém các phân khúc khác. Thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản đã không còn là “cuộc chơi” của riêng đầu tư đất nền mà đầu tư BĐS công nghiệp vẫn tỏ ra là lựa chọn an toàn.

Thị trường bất động sản công nghiệp 2020 4

2. Giá thuê có chiều hướng tăng

Giá thuê BĐS công nghiệp ở Việt Nam ở mức tương đối cao khoảng 95 USD/m2 cho chu kỳ thuê 50 năm. Nhiều nơi có tốc độ phát triển mạnh thì mức giá còn cao hơn nữa. Điều này cho thấy được nhu cầu thuê rất lớn nên giá mới được đẩy lên cao như thế. Nhà đầu tư nên tận dụng tối đa nguồn lực để khai thác được hết lợi thế của thị trường.

3. Nhiều cụm công nghiệp trọng điểm được hình thành

Nhiều cụm công nghiệp trọng điểm mới được hình thành trên khắp cả nước. Ở phía Bắc có Hà Nội, Hải Phòng trở thành cụm công nghiệp tiêu biểu nhờ sự đổi mới trong chính sách hạ tầng, thủ tục pháp lý. Ở miền Trung thì có Đà Nẵng, Quảng Ngãi cũng thu hút được nhiều dự án đầu tư bất động sản mới. Ở phía Nam có các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Tp. HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An là những khu vực phát triển năng động nhất.

4. Chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang hiện đại

Nhằm đón đầu xu hướng vốn đầu tư từ nước ngoài đổ về, các khu công nghiệp tại Việt Nam ngày càng đổi mới để phát triển và trở nên hấp dẫn. Một trong những thay đổi lớn nhất phải kể đến đó là các khu công nghiệp đang dần chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình hiện đại. Nhất là các khu công nghiệp tại miền Nam.

Cụ thể:

  • Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, các khu công nghiệp đã xây dựng nhà xưởng cao tầng;
  • Chuyển đổi mô hình truyền thống sang mô hình khu thương mại, dịch vụ, cụm công nghệ cao gắn với đô thị hiện đại;
  • Nâng cao chất lượng hạ tầng, nguồn nhân lực, song song với hoạt động cho thuê bất động sản công nghiệp là các hoạt động cho thuê văn phòng làm việc, căn hộ, các dịch vụ liên quan như giải trí, giáo dục, mua sắm, vui chơi…;
  • Sẽ tiếp tục nghiên cứu mô hình kiểu mới cung cấp dịch vụ, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, sử dụng năng lượng tái tạo.

Cùng với sự chuyển đổi này, yếu tố xanh trong các khu công nghiệp sẽ ngày càng được chú trọng và trở thành xu hướng trong giai đoạn tới. Khi kết hợp giữa sản xuất và khu dịch vụ, tiện ích, nhà ở trong cùng một dự án, việc duy trì chất lượng môi trường sống là vô cùng cần thiết. Tính đến thời điểm này, dù được khuyến khích nhưng số lượng dự án bất động sản xanh đúng nghĩa vẫn chưa thực sự có nhiều, nhất là ở phân khúc bất động sản công nghiệp. Tuy nhiên, một tín hiệu khá tích cực cho thị trường đã xuất hiện khi Trần Anh Group tiên phong ứng dụng hạng mục xanh trong dự án KCN Trần Anh Tân Phú tại xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dự án này mang tới khá nhiều hứa hẹn về một không gian sống và làm việc theo các tiêu chuẩn hiện đại, chất lượng và tiện nghi. Dự kiến trong năm 2021, khu công nghiệp sẽ đi vào hoạt động chính thức.

Tổng kết

Từ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết có thể thấy được bất động sản công nghiệp sẽ trở thành phân khúc đầu tư tiềm năng hàng đầu trong tương lai. Nhà nước cũng có nhiều chính sách mới nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường này phát triển đúng với lợi thế tiềm năng sẵn có. Mặc dù không thoát khỏi ảnh hưởng chung của đại dịch Covid - 19 nhưng “sức đề kháng” của thị trường BĐS công nghiệp tương đối tốt. Nhiều nhà đầu tư trong nước, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn không ngừng sẵn sàng đổ vốn đầu tư. Năm 2020 sẽ là thời của bất động sản công nghiệp và cơ hội cho bất kỳ nhà đầu tư nào muốn thử sức.

Xem thêm: