Toàn cảnh bản đồ khu công nghiệp Bàu Bàng

Đánh giá bài viết:   (149 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (149 lượt) icon icon

Bản đồ khu công nghiệp Bàu Bàng thể hiện những nội dung gì? Quy hoạch và xây dựng khu công nghiệp trên thực tế ra sao?

Khu công nghiệp Bàu Bàng là một trong số các dự án trọng điểm của huyện nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. Trong những năm qua, nhằm đẩy mạnh hiệu quả quy hoạch Bình Dương 2020, tỉnh không ngừng thực hiện các chính sách mở cửa, thu hút dòng vốn đầu tư vào công nghiệp, hạ tầng.

Là một huyện mới được tách ra từ huyện Bến Cát trước đây, Bàu Bàng ngay từ khi ra đời đã mang trong mình những “sứ mệnh” quan trọng với mục tiêu trở thành đô thị động lực của phía Bắc Bình Dương. Việc ông lớn Becamex IDC triển khai dự án Khu Công nghiệp - Đô thị Bàu Bàng thực sự là một bước tiến lớn cho sự phát triển của huyện nhà.

Tổng quan về khu công nghiệp Bàu Bàng

Khu công nghiệp Bàu Bàng nằm trong tổng thể dự án Khu công nghiệp - đô thị cùng tên có vùng không gian trải rộng trên địa bàn các xã Lai Hưng và Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Giai đoạn đầu, dự án có quy mô hơn 2000ha với khoảng 1,000ha đất phát triển công nghiệp và khoảng 1,000ha đất dịch vụ - đô thị.

Bước sang giai đoạn mở rộng khu công nghiệp, phạm vi bao gồm thêm xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương với diện tích 1.000 ha.

Toàn cảnh khu công nghiệp Bàu Bàng

Khu công nghiệp Bàu Bàng có vị trí vô cùng thuận lợi khi nằm trên quốc lộ 13 huyết mạch, thuộc vùng cửa ngõ giao thương quan trọng giữa miền Đông Nam Bộ và miền Trung Tây Nguyên. Với lợi thế thuộc khu vực tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, khu công nghiệp Bàu Bàng sở hữu khả năng kết nối, giao thương cực kỳ ấn tượng:

  • Về phía Bắc, cách Tp.Hồ Chí Minh 60km (khoảng 90 phút đi xe đến trung tâm dịch vụ thương mại tại thành phố) và thành phố Thủ Dầu Một 30km
  • Gần cảng biển, sân bay quốc tế: Tân Cảng (60km), cụm cảng Sài Gòn, VICT, ICD Phước Long và cách sân bay quốc tế Tân Sân Nhất (62km).
  • Quốc lộ 13 đã được nâng cấp và mở rộng 06 làn xe, nối liền Bình Dương với các tỉnh lân cận, điển hình là Bình Phước.
  • Tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối với Quốc Lộ 51 có ý nghĩa tận dụng tối đa lợi thế của các cảng biển như Hiệp Phước, Cát Lái và Cái Mép, Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành, dễ dàng kết nối các tỉnh miền Tây, miền Trung và Tp. Hồ Chí Minh.
  • Nằm tại giao điểm của các đơn vị hành chính quan trọng của Tỉnh Bình Dương: Thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng.
  • Hưởng lợi từ đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng

Xung quanh khu công nghiệp Bàu Bàng cũng là nhiều cái tên khác có quy mô ấn tượng trong khu vực;

  • Khu công nghiệp Chơn Thành (Bình Phước)
  • Khu công nghiệp Mỹ Phước 1 và Mỹ Phước 3
  • Khu công nghiệp Cây Trường
  • Khu công nghiệp Becamex Bình Dương,...

Khu công nghiệp Bàu Bàng là nơi triển khai và thu hút nhiều loại hình ngành nghề kinh doanh đa dạng. Hiện tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp Bàu Bàng đã đạt 100% với phần lớn là các doanh nghiệp đến từ Mỹ, Nhật, Đài Loạn, Ý, Trung Quốc,... như: Sun Wood Vina, Suk Mono, Kisswire, Hotta VN,...

Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp Bàu Bàng

Quy hoạch và bản đồ quy hoạch KCNBàu Bàng đã được phê duyệt thông qua các quyết định:

  • Quyết định thành lập: số 566/TTg-CN ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ
  • Giấy chứng nhận đầu tư: số 46221000302 ngày 23/10/2007 do Ban Quản lý các KCN Bình Dương cấp.
  • Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khu công nghiệp: số 4280/QĐ-UBND ngày 28/9/2007 của UBND tỉnh Bình Dương

Bản đồ quy hoạch KCN Bàu Bàng

Theo nội dung trong các văn bản trên, quy hoạch khu công nghiệp Bàu Bàng đến năm 2020, tầm nhìn 2025 sẽ được chia thành ba giai đoạn phát triển:

  • Giai đoạn 1: Các đơn vị có liên quan phối hợp với chủ đầu tư dự án thảo luận, lên kế hoạch và đưa ra phương hướng đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
  • Giai đoạn 2: Tiến hành xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng trong Khu công nghiệp, bao gồm hệ thống giao thông, chiếu sáng, phần thô của công trình… theo từng diện tích hợp lý.
  • Giai đoạn 3: Xây dựng hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng với các công trình chủ chốt: bệnh viện, trường học, công trình văn hoá thể thao, tiện ích công cộng, trung tâm thương mại, dịch vụ, nhà ở xã hội, khu hành chính tập trung,...

Các khu quy hoạch chính trong khu công nghiệp Bàu Bàng

Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Khu công nghiệp được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm nội khu lẫn ngoại khu. Tính đến nay, khu công nghiệp đã hoàn thiện hơn 80% cơ sở hạ tầng và đáp ứng tốt cho các hoạt động chính thức. Cụ thể:

  • Đường nội bộ: toàn bộ hệ thống đường nội bộ rộng 25m (mặt nhựa rộng 15m và mỗi bên hành lang rộng 5m) với tải trọng chịu lực tới 40-60 tấn/01 xe tải.
  • Điện: điện lưới quốc gia cung cấp tới ranh giới các lô đất, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
  • Nước: nước sạch được xử lý theo tiêu chuẩn WHO do đơn vị chuyên trách cung cấp tới ranh giới các lô đất.
  • Bưu chính viễn thông: đường dây điện thoại lắp đặt sẵn tới ranh giới các lô đất và cung cấp đầy đủ theo nhu cầu khách hàng, không giới hạn số lượng. Hệ thống cáp quang có thể nối kết với các ứng dụng viễn thông băng tầng rộng (ADSL) và hệ thống kênh thuê riêng (Lease Line).
  • Nhà máy xử lý nước thải (xử lý từ loại B sang A) với công suất lớn, đảm bảo tiếp nhận và xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi thải ra môi trường.
  • Phòng cháy chữa cháy: đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp tại khu công nghiệp. Hệ thống vòi cung cấp nước dọc các trục đường nội bộ, lực lượng bảo vệ KCN 24/7 được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và chống bạo động.
  • Trung tâm hỗ trợ và tư vấn lao động: đặt tại khu công nghiệp nhằm hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác tuyển dụng và tư vấn các chính sách về lao động; xúc tiến các chương trình tuyển dụng lao động, giới thiệu việc làm và tạo điều kiện hỗ trợ lao động trong khu công nghiệp.
  • Khu Thương Mại – Dịch Vụ: cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như khu nhà ở cho chuyên gia, ngân hàng, dịch vụ giao nhận, căn tin phục vụ cho công nhân, dịch vụ chăm sóc y tế, khu vui chơi giải trí,….
  • Dịch vụ hỗ trợ các thủ tục triển khai dự án đầu tư miễn phí: tư vấn và hỗ trợ nhà đầu tư chuẩn bị thủ tục và xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và các thủ tục sau GCNĐT.

Nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất

Với sức hút lớn, tập trung của rất nhiều công ty, doanh nghiệp đến từ những quốc gia khác nhau, khu công nghiệp Bàu Bàng cần hệ thống cơ sở vật chất tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của kinh tế đa ngành nghề. Nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất,… trong khu công nghiệp được xây dựng với số lượng lớn, quy mô rộng.

Phân khu trong KCN Bàu Bàng

Khu hành chính huyện Bàu Bàng

Khu hành chính của huyện đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động liên quan tới thủ tục, pháp lý. Đây là kênh hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có ý định đầu tư vào công nghiệp.

Khu đô thị và dịch vụ Bàu Bàng

việc phát triển các khu đô thị song hành với khu công nghiệp đã trở thành xu hướng phổ biến hiện nay, nhất là Becamex IDC - đơn vị từng có rất nhiều dự án theo mô hình này. Ý tưởng này xuất phát từ những nhu cầu trên thực tiễn, việc kết hợp này góp phần tạo nên tổng thể hiện mạo hoàn thiện, đồng bộ và thu hút hơn.

Trong một quy mô ấn tượng và quy hoạch bài bản, Khu công nghiệp Bàu Bàng mang đến sức hút cũng như cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, cá nhân nhà đầu tư sinh lợi ở nhiều lĩnh vực, mục đích khác nhau.

Giá trị Khu công nghiệp Bàu Bàng trong sự phát triển chung

Theo những gì bản đồ khu công nghiệp Bàu Bàng thể hiện, rõ ràng đây là một dự án chứa đựng nhiều tâm huyết của tỉnh và đơn vị đầu tư. Với việc Lai Uyên được chọn làm trung tâm hành chính, kinh tế của huyện Bàu Bàng, khu công nghiệp đồng nghĩa cũng trở thành yếu tố trọng điểm bậc nhất địa phương hiện nay.

Khu công nghiệp Bàu Bàng được hình thành dựa trên mục tiêu giảm tải bớt áp lực cho tỉnh về dân cư, nguồn lao động cũng như hỗ trợ quá trình dịch chuyển công nghiệp về khu vực phía Bắc, thiết lập trung tâm kinh tế mới tại Bình Dương. Do đó, sự xuất hiện của dự án này đã và đang có nhiều tác động tích cực đối với định hướng phát triển chung của quy hoạch Bàu Bàng và quy hoạch vùng tỉnh Bình Dương.

KCN Bàu Bàng có ý nghĩa lớn với kinh tế - xã hội

Trước hết, Khu công nghiệp Bàu Bàng thúc đẩy kinh tế vùng và địa phương đi lên. Về cơ bản, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh gắn liền với yếu tố hiện đại, kỹ thuật cao sẽ góp phần đưa kinh tế huyện Bàu Bàng dịch chuyển nhanh chóng. Từ đó, tạo nền tảng và động lực để kinh tế toàn tỉnh chuyển biến tích cực hơn.

Thứ hai, Khu công nghiệp Bàu Bàng giải quyết tốt câu chuyện việc làm và nguồn lực. Đối với người lao động, Bàu Bàng là điểm dừng chân lý tưởng để sinh sống và làm việc. Thay vì tập trung quá động vào những khu công nghiệp tại thành phố lớn, khu công nghiệp Bàu Bàng giảm tỷ lệ áp lực, cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu việc làm cho hàng ngàn lao động. Mặt khác, thu hút về cho Bình Dương nguồn lao động chất lượng, hiệu quả.

Thứ ba, cơ hội lớn để bất động sản khởi sắc. Theo thống kê, hiện có khoảng gần 1 triệu lao động làm việc trong các khu công nghiệp tại Bình Dương chưa có chỗ ở ổn định, phải sống trong những điều kiện không đảm bảo về an toàn và chất lượng. Do đó, quỹ đất lớn tại Bàu Bàng rất thích hợp để triển khai những dự án nhà ở hướng đến đối tượng chính là người lao động. Hưởng lợi từ sức nóng khu công nghiệp Bàu Bàng, xung quanh đã xuất hiện hơn các dự án khu dân cư, thương mại - dịch vụ với tần suất lớn hơn.

Từ một vài thông tin và đánh giá về bản đồ khu công nghiệp Bàu Bàng, dự án này xứng đáng để nhận được những phản hồi tích cực từ các nhà chuyên môn cũng như giới đầu tư. Trong tương lai, khu công nghiệp Bàu Bàng sẽ vẫn là điểm nhấn quan trọng đối với chặng đường phát triển chung của địa phương và khu vực.

Xem thêm: