Sự khởi sắc của thị trường bất động sản Bình Dương

Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon
Chưa có đánh giá nào (Đánh giá) icon icon

Sau một thời gian dài đóng băng, từ đầu năm 2018, thị trường BĐS Bình Dương bỗng dưng nhộn nhịp hẳn lên. Hàng loạt dự án nhà ở mới được tung ra, mặt bằng giá bán mới cũng được thiết lập. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy sự quay trở lại cuộc chơi của bất động sản Bình Dương?

Thời kỳ hoàng kim cho BĐS Bình Dương những năm 2007-2009

Khoảng 15 năm về trước, thị trường bất động sản Bình Dương được xem là "miếng bánh" hấp dẫn của bất kỳ nhà đầu tư nào khi mà địa phương này tiến hành quy hoạch siêu đô thị Thành phố mới Bình Dương.

Hơn 10 năm trước, các nhà đầu tư đã trót rót tiền vào khu vực tỉnh Bình Dương đều choáng váng khi bong bóng nhà đất xuất hiện, một cuộc tháo chạy khỏi thị trường này vẫn còn là một cơn ác mộng.

Thời gian ngay sau đó thì thị trường này đóng băng và trầm lắng đi nhiều.

Thực cảnh hoang tàn của các siêu dự án tại tỉnh Bình Dương một thời (Trước năm 2009)

Khu đô thị Thành phố mới Bình Dương, nơi từng được ví von là Singapore của tỉnh Bình Dương vẫn trong cảnh cỏ mọc um tùm. Các khu nhà phố đã được xây dựng xuống cấp nghiêm trọng, giao dịch dường như đóng băng và chỉ chưa đầy 50 căn có người sinh sống.

Tình trạng các dự án bỏ hoang

Tình trạng bỏ hoang của các dự án “vang bóng” một thời

Bất động sản bình dương khởi sắc-1

“Siêu đô thị” giờ chỉ còn là những mảng cỏ dùng để chăn trâu

Cơ sở hạ tầng Bình Dương xuống cấp

Cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng

Hầu hết các dự án tại Khu đô thị thành phố mới Bình Dương được phát triển trong thời kỳ thị trường bất động sản sôi động nhất (2007-2009) và thời gian sau này chỉ xuất hiện những giao dịch nhỏ theo dạng mua đi bán lại.

Do không được quản lý tốt, trong những năm đầu, thị trường bất động sản Bình Dương bị thả nổi, nhà đầu tư thỏa sức đẩy giá lên cao theo xu hướng nóng sốt của thị trường TP.HCM. Trong khi đó, nhu cầu mua để ở thực của người dân lại quá thấp.

Bình Dương là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nên đối tượng khách hàng chính với nhu cầu mua để ở chủ yếu là công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Trong khi đó, các dự án ngày trước lại tập trung vào phân khúc trung, cao cấp, chưa kể việc bị đẩy giá, càng làm khách hàng khó tiếp cận hơn.

Sự nhộn nhịp bắt đầu quay trở lại (từ năm 2018)

Gần đây, thị trường BĐS Bình Dương bỗng dưng nhộn nhịp hẳn lên khoảng hơn 1 năm nay. Sự xuất hiện của hàng loạt dự án nhà ở mới được tung ra, mặt bằng giá bán mới cũng được thiết lập. Theo đánh giá của các nhà đầu tư, "điều lạ" của thị trường địa ốc Bình Dương thời điểm này rất vắng bóng các dự án cũ tồn kho, mà hoàn toàn đều là các sản phẩm nhà đất mới từ nhiều doanh nghiệp đến từ TP.HCM và Long An (đơn cử như Trần Anh Group).

Trong năm 2018, Bình Dương liên tiếp đón nhận các sự kiện nóng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng như nâng tầm bất động sản của tỉnh. Đó là Bình Dương chính thức ra nhập Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF), được ICF bình chọn là một trong 21 thành phố có chiến lược phát triển thông minh, tiêu biểu của thế giới; trở thành thành viên của Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) và được chọn đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh WTA 2018.

  • TP. Thủ Dầu Một được công nhận đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương.
  • Thị xã Bến Cát, Thị xã Tân Uyên được công nhận đô thị loại III.

Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển hoàn chỉnh, công nghiệp phát triển mạnh và ổn định tạo ra nhiều lợi thế về kinh tế cho Bình Dương, thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương luôn đứng trong top đầu cả nước.

Nếu như thời gian trước các dự án bất động sản tập trung phần lớn ở thành phố mới Bình Dương, TP Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát thì gần đây sự sôi động lại diễn ra tại thị xã Dĩ An, thị xã Tân Uyên, huyện Bàu Bàng.

Nguyên nhân chủ yếu là do hạ tầng giao thông khu vực phía Đông, Đông Bắc tỉnh Bình Dương đang được đầu tư ồ ạt theo chiến lược hình thành tam giác kinh tế Bình Dương - TPHCM - Đồng Nai.

Hiện nay, ngoài đường vành đai 3, vành đai 4, đại lộ Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, ĐT 746, ĐT 747B mở rộng, sắp tới các khu vực này còn đón thêm nhiều công trình giao thông khác. Có thể kể đến như tuyến cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, cao tốc TPHCM – Lộc Ninh, metro thành phố mới Bình Dương – Uyên Hưng – Tân Thành, metro Dĩ An – Tân Uyên, kéo dài metro Bến Thành – Suối Tiên đến thị xã Dĩ An…

Mới đây nhất, HĐND tỉnh Bình Dương tại kỳ họp thứ 9 (bất thường) đã thông qua tờ trình về chủ trương đầu tư dự án cải tạo, mở rộng QL13, vốn là trục giao thông xương sống của hệ thống giao thông tỉnh Bình Dương.

>>> Xem thêm: Phương án mở rộng quốc lộ 13 lên 8 làn xe đã được phê duyệt

Vì thế, thời gian gần đây hàng loạt chủ đầu tư đã tìm đến khu vực này phát triển dự án như Kim Oanh, Phú Đông Group, Samland, Phú Hồng Thịnh, Vạn Xuân Group và cả Vingroup với các dự án như Hana Garden Mall, Vincom Shophouse Dĩ An, Phú Đông Premier, C Sky View, Happy One … đang ồ ạt giới thiệu.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, trong năm 2018, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 40 dự án nhà ở tương ứng với 235,38ha đất và khoảng 1,059 triệu m2/sàn nhà ở được cung cấp ra thị trường và đã đưa vào sử dụng 2.262 căn với tổng diện tích sàn khoảng 107.837,44m2/sàn nhà ở xã hội.

Rõ ràng trong năm 2018, nguồn cung về bất động sản nhà ở tăng trưởng mạnh so với các năm trước và nguồn cung này đã góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có nhu cầu để ở, đa dạng phân khúc trong thời gian hiện tại.

Liệu lịch sử có lặp lại với thị trường nhà đất Bình Dương?

Bình Dương vốn đã được quy hoạch rất tốt, từ chính sách quản lý, cơ sở hạ tầng đồng bộ.

Từ Bình Dương di chuyển về TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hay lên Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên đều rất dễ dàng nhờ các tuyến Quốc lộ 13, Quốc lộ 14, Đại lộ Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch, các tuyến đường Vành dai 3, Vành đai 4...

Cơ sở hạ tầng quanh kv Bình Dương

Quang cảnh cơ sở hạ tầng tại một khu vực của Bình Dương

Ngoài ra, Bình Dương cũng tập trung các tiện ích dịch vụ như khách sạn 5 sao, trung tâm hội nghị - triển lãm, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học quốc tế…

Tuy nhiên, do khi triển khai dự án, các chủ đầu tư chỉ chạy theo cơn sốt đất, làm cách nào để bán dự án được nhanh và thu lợi nhuận cao, chứ không quan tâm tới mục đích của khách hàng là đầu tư hay ở thực, nên các dự án đều không có người ở sau khi bàn giao, bởi đa số người mua là nhà đầu tư, không phải mua để ở.

Việc tỉnh Bình Dương “dời đô” từ trung tâm TP. Thủ Dầu Một đến Thành phố mới Bình Dương là tham vọng lớn, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, còn phải đối mặt nhiều thách thức, bởi sức ỳ ở lại của người dân tỉnh lỵ là rất lớn. Người dân vẫn chỉ quanh quẩn ở khu vực cũ nếu chính quyền không thực hiện đồng bộ các yếu tố dịch vụ, thương mại, siêu thị, bệnh viện, trường học…

Nên mặc dù Bình Dương hơn 10 năm qua đã chi khá nhiều tiền để đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông, giúp kết nối từ TP.HCM đến Thành phố mới Bình Dương dễ dàng, nhằm kéo dân cư về ở, nhưng nhiều dự án chung cư, biệt thự khang trang lại vắng bóng người ở do người mua chủ yếu là nhà đầu tư.

Chính vì vậy, Bình Dương cần có sự tham gia của các tập đoàn địa ốc hàng đầu cả nước – yếu tố đã làm nên sự sôi động cho các địa phương lân cận, đồng thời đánh đúng vào tâm lý của người dân tỉnh, đó là đất nền hiện hữu với giá rẻ và tiện ích hoàn chỉnh để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân tỉnh Bình Dương hiện nay.

Bên cạnh đó, yếu tố quan trong nhất chính là cần có những biện pháp quản lí thích hợp từ Trung ương, tránh tình trạng đầu cơ, đẩy giá quá cao, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của bong bóng hơn 15 năm về trước.

Nhìn chung, hiện có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng thị trường Bình Dương đang dần nóng lên, nhưng liệu các dự án vừa mới được công bố dưới tên của hàng loạt ông lớn, các chính sách mới vừa ban hành từ trung ương, các công trình hạ tầng vừa được khởi công … có thật sư thu hút được sự quan tâm của người dân Bình Dương nói riêng và các khu vưc lân cận nói chung hay không, chúng ta vẫn phải cần xem xét thêm một khoảng thời gian nữa.

>>> Xem thêm: