Chiều cao thông thủy của căn hộ chung cư theo QĐ mới nhất

Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon
Đánh giá bài viết:   (1 lượt) icon icon

Chiều cao thông thủy căn hộ chung cư là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng cuộc sống và giá bán chung cư, tuy nhiên đây lại là vấn đề ít người biết.

Khi tìm hiểu về căn hộ chung cư, thường thì người mua chỉ quan tâm đến diện tích, vị trí, tiện ích, giá bán,... mà không để ý hoặc không biết đến sự tồn tại của chiều cao thông thủy. Tuy nhiên đến khi dọn vào sinh sống rồi mới biết đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình (sẽ được giải thích chi tiết ở nội dung phía dưới của bài viết). Liên quan đến diện tích căn hộ chung cư thì đây là điều khó có thể thay đổi sau khi đã hoàn thiện, do vậy người mua ngay từ đầu phải biết về thông thủy để lựa chọn căn hộ chung cư phù hợp để sinh sống thoải mái và tiện lợi.

Nếu bạn chưa biết về thông thủy và chiều cao thông thủy của căn hộ chung cư thì dưới đây là những thông tin bạn không nên bỏ lỡ.

Tìm hiểu về chiều cao thông thủy

- Thông thủy là gì?

Theo Wikipedia, thông thủy sử dụng trong lĩnh vực xây dựng có nghĩa là: khoảng cách giữa 2 cạnh đối diện của kết cấu công trình.

Bóc tách nghĩa của 2 từ “thông thủy” chúng ta có: “Thông” nghĩa là nối liền nhau, xuyên suốt, không tắc, không bị ngăn cách, cản trở. “Thủy” nghĩa là nước, dòng nước. Vậy “thông thủy” có nghĩa là nơi dòng nước có thể chảy qua được.

chiều cao thông thủy căn hộ chung cư 1

- Chiều cao thông thủy là gì?

Cũng theo Wikipedia, chiều cao thông thủy là kích thước từ mặt sàn lên đến mặt dưới của kết cấu chịu lực (là dầm nếu nhìn thấy, hoặc trần nếu không nhìn thấy dầm). Chiều cao thông thủy là nơi dòng nước có thể đi qua mà không gặp bất cứ cản trở nào.

Còn chiều rộng thông thủy là khoảng cách giữa 2 mép tường đối diện, hoặc khoảng cách giữa 2 mép cột nếu như có cột.

- Tại sao phải quan tâm đến chiều cao thông thủy?

Thứ nhất, nó liên quan đến diện tích sử dụng thực tế của công trình:

Mặc dù được thể hiện rõ trên hợp đồng nhưng nhiều gia chủ không hiểu và phân biệt được diện tích sử dụng thực tế với diện tích thực tế, dẫn đến tình trạng khi mua nhà xong, đo đạc lại thì thấy diện tích đo được nhỏ hơn so với diện tích trên giấy tờ. Điều này có thể gây ra một số bất tiện khi sử dụng bởi diện tích sử dụng nhỏ hơn không đáp ứng được nhu cầu sinh sống, sử dụng.

Phân biệt diện tích thông thủy và diện tích tim tường

Bạn cần biết được rằng diện tích sử dụng khác với diện tích thực tế của công trình. Diện tích sử dụng được gọi là diện tích thông thủy, còn diện tích thực tế của công trình được gọi là diện tích tim tường.

chiều cao thông thủy căn hộ chung cư 2

Về diện tích sử dụng (thông thủy), nó là diện tích của phòng bên trong ngôi nhà và cả diện tích ban công/logia gắn với ngôi nhà đó, tuy nhiên sẽ không tính tường bao quanh nhà, tường phân chia các căn hộ, cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Diện tích thông thủy được tính bằng công thức:

Diện tích thông thủy = (Diện tích tường ngăn phòng + Diện tích ban công/logia + Diện tích ở) - (Diện tích tường bao quanh + tường phân chia nhà + Diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật).

Về diện tích thực tế (tim tường), nó là diện tích sàn xây dựng căn hộ, là tổng hợp tất cả các phần diện tích lại với nhau, từ tim tường, tường bao quanh, diện tích sàn có cột, các hộp kỹ thuật trong nhà. Hay nói cách khác, diện tích thực tế (tim tường) là diện tích thông thủy + phần diện tích bị trừ đi khi tính diện tích thông thủy, cụ thể là công thức:

Diện tích tim tường = Diện tích thông thủy + Diện tích tường bao quanh + tường phân chia nhà + Diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật.

Thứ hai, nó liên quan đến giá cả của căn nhà:

Xét về phương diện người bán, họ thường sử dụng diện tích tim tường để giúp căn nhà tăng diện tích, từ đó đơn giá/m2 sẽ giảm xuống khiến người mua nghĩ rằng mình đang mua được căn nhà giá rẻ.

Tuy nhiên xét về phương diện người mua thì họ đang phải gánh chịu thiệt hại, thứ nhất là thiệt hại về diện tích sử dụng (nhỏ hơn), thứ hai là thiệt hại về phí chung cư (vì phí chung cư thường được tính theo diện tích căn hộ được ghi trên hợp đồng mua bán).

Thứ ba, nó quyết định đến việc bạn có thể tăng chiều cao lên hay không:

Nếu bạn muốn tăng chiều cao cho công trình thì bạn phải biết quy định về chiều cao thông thủy mà pháp luật cho phép là bao nhiêu, từ đó biết được có thể thay đổi chiều cao cho công trình hay không.

Thứ tư, là tiêu chuẩn để các kiến trúc sư thiết kế:

Các kiến trúc sư sẽ cần biết quy định về chiều cao thông thủy là bao nhiêu, từ đó thiết kế đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, khi thiết kế cần lưu ý mục đích chính là làm sao để diện tích thông thủy được lớn nhất để mang đến giá trị cho công trình và mang lại sự thuận tiện trong sinh sống cho con người.

Thứ năm, nó ảnh hưởng đến phong thủy của căn nhà:

Chiều cao của thông thủy không chỉ ảnh hưởng đến sự sắp xếp và bố trí căn nhà mà theo phong thủy nhà ở, nó còn ảnh hưởng đến tài vận, sức khỏe và may mắn của các thành viên trong gia đình. Đó là lý do giải thích hiện nay tại sao ngày càng có nhiều người quan tâm đến chiều cao thông thủy và đi tìm những con số thông thủy được xem là đẹp.

Kích thước thông thủy đẹp của các loại cửa theo phong thủy

Theo phong thủy, dưới đây là các con số đẹp về kích thước thông thủy các loại cửa có thể đem lại thuận lợi và may mắn cho gia chủ để bạn tham khảo:

Loại cửa Chiều cao Chiều rộng

Cửa chính

2.30 – 2.52- 2.72 – 2.92m 1.46 – 1.62 – 1.90- 2.32- 2.46 – 2.92- 3.12 – 3.32- 3.72- 4.12 – 4.56- 4.8m
Cửa thông phòng 1.9 -2.1 -2.12m 0.80 – 1.06 và 1.22m
Cửa phòng ngủ master 1.9 – 2.1 – 2.3m 0.82- 1.04- 1.24m
Cửa nhà vệ sinh 1.9 – 2.1 – 2.3m 0.68 – 0.82 – 1.02m
Cửa sổ Phụ thuộc vào không gian tổng thể và vị trí đặt cửa sổ trong ngôi nhà

Lưu ý: Sử dụng thước lỗ ban để đo kích thước thông thủy.

Tiêu chuẩn thiết kế chung cư cao tầng mới nhất

- Quy định về chiều cao của căn hộ chung cư

Hiện nay không có quy định nào bắt buộc về chiều cao của tầng chung cư, mà chỉ có quy định về chiều cao của căn hộ chung cư. Theo đó:

  • Đối với trần dạng bê tông: 3 - 3,6m
  • Đối với trần dầm bê tông: thấp hơn 3,6m
  • Phòng sinh hoạt chung: không thấp hơn 3m
  • Phòng ăn, phòng vệ sinh: không thấp hơn 2,4m
  • Tầng kỹ thuật chung cư, tầng hầm: không thấp hơn 2m.

Ngoài ra, liên quan đến thiết kế chung cư bạn cần biết thêm một số thông tin sau:

  • Diện tích căn hộ: tối thiểu 10m
  • Chiều rộng thông thủy: không dưới 2,4m
  • Khoảng cách giữa 2 chung cư: ngắn nhất là 25m.

- Quy định về chiều cao thông thủy căn hộ chung cư

Thông tư 21/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư quy định về chiều cao thông thủy căn hộ chung cư như sau:

  • Đối với phòng ở: không nhỏ hơn 2,6m
  • Đối với phòng bếp và phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 2,3m
  • Đối với tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng kỹ thuật: không nhỏ hơn 2m
  • Đối với gian lánh nạn: không nhỏ hơn 2,6m
  • Đối với không gian bên trong của mái dốc được sử dụng làm phòng ngủ hoặc phòng sinh hoạt: chiều cao thông thủy của ½ diện tích phòng không được nhỏ hơn 2,1m
  • Đối với các phòng và khu vực chức năng khác (không để ở): không nhỏ hơn 2,6m.

chiều cao thông thủy căn hộ chung cư 3

- Quy định về các tiêu chuẩn khác trong thiết kế căn hộ chung cư

Tiêu chuẩn về diện tích căn hộ:

  • Đối với căn hộ nhà ở xã hội: tối thiểu 30m2
  • Đối với căn hộ nhà ở thương mại: tối thiểu 45m2
  • Đối với ký túc xá: tối thiểu 4m2/người.

Tiêu chuẩn về diện tích từng phòng trong căn hộ:

  • Phòng khách: tối thiểu 14m2
  • Phòng ngủ đơn: tối thiểu 10m2
  • Phòng ngủ đôi: tối thiểu 12m2
  • Phòng vệ sinh có bồn tắm: tối thiểu 5m2
  • Phòng vệ sinh vòi hoa sen: tối thiểu 3m2
  • Phòng bếp: tối thiểu 5m2
  • Phòng bếp và khu vực ăn uống: tối thiểu 12m2.

Tiêu chuẩn về độ chiếu sáng:

  • Căn hộ có 2 - 3 phòng ngủ: có ít nhất 1 phòng có ánh sáng tự nhiên
  • Căn hộ từ 4 phòng ngủ trở lên: có ít nhất 2 phòng có ánh sáng tự nhiên
  • Cửa sổ từ tầng 9 trở lên: phải dùng cửa lật hoặc cửa trật
  • Các căn hộ không có ban công/logia: bố trí ít nhất 1 cửa sổ ở tường mặt ngoài nhà.

Tiêu chuẩn về hành lang:

  • Phải rộng để di chuyển thoải mái, tiện lợi
  • Bắt buộc phải có camera an ninh giám sát
  • Có bảo vệ ở lối ra vào.

Tiêu chuẩn về hệ thống thang máy:

  • Đối với chung cư >6 tầng: phải có ít nhất 1 thang máy
  • Đối với dung cư >9 tầng: phải có ít nhất 2 thang máy
  • Sức nâng thang máy: không nhỏ hơn 400kg
  • Chung cư cao hơn 50m: bắt buộc trong mỗi khoang cháy phải có thang máy để đảm bảo an toàn khi phòng cháy chữa cháy.

Tiêu chuẩn về bãi đậu xe:

  • Đối với nhà ở thương mại: cứ 100m2 diện tích sử dụng thì có ít nhất 20m2 chỗ để xe
  • Đối với nhà ở xã hội: cứ 100m2 diện tích sử dụng thì có ít nhất 12m2 chỗ để xe.
  • Đối với chỗ đậu xe ô tô: cứ 4 - 6 hộ thì có 1 chỗ để xe với diện tích 25m2/xe.
  • Đối với chỗ đậu xe mô tô và xe máy: mỗi hộ tính 2 xe với tiêu chuẩn là 2,5 - 3m2 cho mỗi xe.
  • Đối với chỗ đậu xe đạp: mỗi hộ 1 chiếc với diện tích là 0,9m2/xe.

Tiêu chuẩn về tầng hầm:

  • Chiều cao tối thiểu: 2,2m
  • Thiết kế: ít nhất 2 lối xe ra và vào mỗi cửa, lối ra phải thông với cửa chính
  • Kích thước lối đi: không nhỏ hơn 0,9 - 1,2m
  • Độ dốc tầng hầm: không lớn hơn 15% so với chiều sâu, độ dốc thẳng và đường dốc cong là 17%
  • Phải có thang máy xuống tầng hầm
  • Nền và vách tầng hầm cần đổ bê tông cốt thép có độ dày 20cm.

Như vậy có thể thấy, tiêu chuẩn thiết kế chung cư cao tầng nói chung và quy định về chiều cao thông thủy của căn hộ chung cư nói riêng đều chỉ đưa ra mức tối thiểu mà không có tối đa. Đây là thông tin quan trọng mà những người đã, đang và sẽ mua căn hộ chung cư nên biết để lựa chọn được căn hộ với chiều cao mong muốn, đồng thời biết được các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế từ đó dễ dàng hơn trong việc lựa chọn chung cư phù hợp với mình.

Cách tăng chiều cao cho căn hộ chung cư bạn nên biết

Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu bạn muốn thay đổi chiều cao của căn nhà thì khá dễ dàng, nhưng đối với căn hộ chung cư thì đó gần như là điều không thể. Nếu như chiều cao thông thủy của căn hộ chung cư nhà bạn quá thấp gây bất tiện đến sinh hoạt và cuộc sống thì bạn có thể áp dụng một số “mẹo” thay đổi chiều cao sau đây:

  • Thay đổi màu sắc cho trần nhà bằng tông màu sáng, màu càng sáng thì cảm giác trần nhà càng cao; hoa văn trên tường nên sử dụng kiểu dọc thay vì kiểu ngang giúp trần nhà “ăn gian” chiều cao đáng kể.
  • Sử dụng đồ nội thất nhỏ, độ cao trung bình, đồng thời nên treo ảnh và các bức tranh có đường viền theo chiều thẳng đứng để đánh lừa thị giác.
  • Sử dụng các loại đèn tròn nhỏ ẩn bên trên sẽ giúp nhà thoáng và cao hơn, tuyệt đối không dùng đèn treo sẽ khiến nhà thấp và mất cân đối.

chiều cao thông thủy căn hộ chung cư 4

Tổng kết

“Đất chật người đông”, chung cư được xem là giải pháp và là xu hướng lựa chọn nhà ở thời hiện đại. Bên cạnh các vấn đề về vị trí, giá bán, tiện ích, pháp lý,... thì người mua cần tìm hiểu về các thông tin liên quan đến thiết kế căn hộ chung cư. Trong đó chiều rộng và chiều cao thông thủy căn hộ chung cư là điều người mua cần hết sức lưu ý vì nó không chỉ liên quan đến giá cả mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sau này, đồng thời là một trong những vấn đề phong thủy liên quan đến tài lộc và vận may của con người. Nếu ngay từ đầu đã chọn sai thì sẽ rất khó để khắc phục sau này.

Xem thêm: